Đậu nành và bệnh lý tuyến giáp

Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

1ava anh hau

Ấn liên hệ 👉 PGS. TS. Nguyễn Xuân Hậu

 

Thạc Sĩ - Bác Sĩ Nội Trú - Nguyễn Xuân Hiền - Mổ Tuyến Giáp

Ấn liên hệ 👉 Thạc sĩ. Bác sĩ nội trú. Nguyễn Xuân Hiền

Đậu nành là một trong những thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người châu Á, chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và đặc biệt là Isoflavone – là một hợp chất có tương tự estrogen. Đậu nành có thể có lợi ích cho bệnh tim mạch, giảm triệu chứng mãn kinh, thậm chí có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.1–3 Tuy nhiên, vẫn có lo ngại về mối liên quan giữa đậu nành và bệnh lý tuyến giáp. Bài viết này sẽ làm rõ ảnh hưởng của đậu nành đối với chức năng tuyến giáp.

Đậu nành ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tuyến giáp?

Isoflavone trong đậu nành được chứng minh có tác dụng ức chế enzym peroxidase (TPO) – một enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp trong các thí nghiệm trên động vật, tác dụng này chỉ rõ ràng trong trường hợp thiếu iod.4 Với trẻ sơ sinh mắc suy giáp bẩm sinh, việc sử dụng sữa đậu nành cần liều thuốc hormone giáp cao hơn trẻ dùng sữa bò. Một trường hợp phụ nữ 45 tuổi bị suy giáp sau cắt toàn bộ tuyến giáp thường xuyên sử dụng thực phẩm từ đậu nành ngay sau khi dùng levothyroxin- thuốc điều trị suy giáp, cũng được báo cáo cần dùng liều cao hơn bình thường.5 Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy sử dụng đậu nành có thể dẫn đến suy giáp ở những người bình thường ăn đủ iod. Lý do được đưa ra để giải thích các trường hợp trên là trong đậu nành có hợp chất Raloxifene tương tự isoflavone, chất này liên kết với levothyroxin làm giảm sự hấp thu của thuốc, từ đó cần sử dụng liều cao hơn bình thường.6

Như vậy, ở người khỏe mạnh và ăn đủ iod, đậu nành KHÔNG gây suy giáp. Ở người thiếu iod hoặc bị suy giáp do các bệnh lý tuyến giáp (như viêm giáp Hasimoto, …) cần thận trọng khi sử dụng nhiều các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, váng đậu, …).

Bệnh nhân tuyến giáp nên hay không nên sử dụng đậu nành?

KHÔNG CẦN KIÊNG HOÀN TOÀN đậu nành nhưng cần lưu ý:

  • Không nên ăn đậu nành cùng lúc với hormone tuyến giáp (levothyroxin). Nên cách nhau ít nhất 4 giờ để tránh cản trở hấp thu thuốc.7 Hầu hết thuốc hormone tuyến giáp sẽ được hấp thu hoàn toàn sau khoảng 1 giờ.
  • Chế độ ăn đầy đủ iod.
  • Không nên ăn quá nhiều sản phẩm từ đậu nành trong 1 ngày. Trung bình 1 khẩu phần ăn (tương đương 250ml sữa đậu nành, 85-100g đậu phụ hoặc 85g đậu nành nấu chín) cung cấp 7-10g protein đậu nành và 20-30mg isoflavone. Ăn trên 2-3 khẩu phần ăn đậu nành là quá mức với các bệnh nhân tuyến giáp.8,9
  • Ưu tiên các sản phẩm đậu nành nấu chín hoặc lên men, vì hoạt tính của isoflavone có thể bị giảm qua chế biến.

Kết luận

Đậu nành là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng với người có bệnh lý tuyến giáp (đặc biệt là suy giáp do viêm giáp Hashimoto), nên sử dụng có kiểm soát. Đặc biệt cần đảm bảo chế độ ăn đủ iốt, và dùng thuốc hormon giáp đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

  1. Yamamoto S, Sobue T, Kobayashi M, Sasaki S, Tsugane S, Japan Public Health Center-Based Prospective Study on Cancer Cardiovascular Diseases Group. Soy, isoflavones, and breast cancer risk in Japan. J Natl Cancer Inst. 2003;95(12):906-913. doi:10.1093/jnci/95.12.906
  2. Weggemans RM, Trautwein EA. Relation between soy-associated isoflavones and LDL and HDL cholesterol concentrations in humans: a meta-analysis. Eur J Clin Nutr. 2003;57(8):940-946. doi:10.1038/sj.ejcn.1601628
  3. Messina MJ. Emerging evidence on the role of soy in reducing prostate cancer risk. Nutr Rev. 2003;61(4):117-131. doi:10.1301/nr.2003.apr.117-131
  4. Divi RL, Doerge DR. Inhibition of thyroid peroxidase by dietary flavonoids. Chem Res Toxicol. 1996;9(1):16-23. doi:10.1021/tx950076m
  5. Bell DS, Ovalle F. Use of soy protein supplement and resultant need for increased dose of levothyroxine. Endocr Pract. 2001;7(3):193-194. doi:10.4158/EP.7.3.193
  6. Siraj ES, Gupta MK, Reddy SSK. Raloxifene causing malabsorption of levothyroxine. Arch Intern Med. 2003;163(11):1367-1370. doi:10.1001/archinte.163.11.1367
  7. Benvenga S, Bartolone L, Squadrito S, Lo Giudice F, Trimarchi F. Delayed intestinal absorption of levothyroxine. Thyroid. 1995;5(4):249-253. doi:10.1089/thy.1995.5.249
  8. Murphy PA, Song T, Buseman G, et al. Isoflavones in retail and institutional soy foods. J Agric Food Chem. 1999;47(7):2697-2704. doi:10.1021/jf981144o
  9. Messina M, Redmond G. Effects of soy protein and soybean isoflavones on thyroid function in healthy adults and hypothyroid patients: a review of the relevant literature. Thyroid. 2006;16(3):249-258. doi:10.1089/thy.2006.16.249

 

 

Để lại bình luận