Ho sau phẫu thuật tuyến giáp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

1ava anh hau

Ấn liên hệ 👉 PGS. TS. Nguyễn Xuân Hậu

 

Thạc Sĩ - Bác Sĩ Nội Trú - Nguyễn Xuân Hiền - Mổ Tuyến Giáp

Ấn liên hệ 👉 Thạc sĩ. Bác sĩ nội trú. Nguyễn Xuân Hiền

Phẫu thuật phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh lý tuyến giáp bao gồm u giáp lành tính hoặc ung thư tuyến giáp. Mặc dù tương đối an toàn, sau phẫu thuật tuyến giáp bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng ho kéo dài, gây khó chịu và lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân gây ho sau phẫu thuật tuyến giáp

Ho sau phẫu thuật tuyến giáp là hiện tượng khá thường gặp và có thể do một số nguyên nhân sau:

1.1. Kích ứng đường thở do ống nội khí quản – Nguyên nhân chủ yếu

Trong quá trình gây mê, bác sĩ sẽ đặt ống nội khí quản vào đường thở của bệnh nhân để hỗ trợ hô hấp. Sau khi tỉnh dậy, bệnh nhân có thể cảm thấy đau họng, khàn tiếng hoặc ho khan do ống gây kích thích niêm mạc vùng họng và thanh quản.

1.2. Trào ngược dạ dày – thực quản

Một số bệnh nhân sau mổ tuyến giáp có thể bị trào ngược nhẹ do thay đổi trong áp lực vùng cổ và cơ hoành, dẫn đến cảm giác nóng rát và ho khan. Stress sau phẫu thuật, sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs, chống viêm có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

1.3. Viêm hoặc phù nề sau phẫu thuật

Sưng nề vùng mổ có thể gây kích thích nhẹ lên đường thở hoặc thanh quản, gây ho trong vài ngày đầu.

1.4. Tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược

Dây thần kinh thanh quản quặt ngược thường nằm sát tuyến giáp, chi phối các cơ vận động thanh quản. Trong quá trình phẫu thuật, khi bóc tách tuyến giáp, có thể gây tổn thương tạm thời dây thần kinh này. Tuy nhiên, các trường hợp do nguyên nhân này thường có triệu chứng ho kéo dài, thường trên 1 tháng.

Cách khắc phục ho sau mổ tuyến giáp

2.1. Biện pháp không dùng thuốc

  • Giữ ấm vùng cổ
  • Sử dụng nước ấm
  • Bổ sung nhiều nước
  • Tránh các thực phẩm kích thích như đồ cay nóng, cà phê, rượu.
  • Sau phẫu thuật, sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt.
  • Khuyến khích bệnh nhân tập hít thở sâu, khạc đờm
  • Vệ sinh súc họng – miệng bằng dung dịch vệ sinh sau mổ
  • Duy trì bài tập vận động cổ giúp giảm khó chịu vùng cổ

2.2. Sử dụng thuốc

Tùy theo nguyên nhân, có thể dùng một số thuốc sau

  • Thuốc giảm ho (dextromethorphan, terpin codein) khi ho ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản (esomeprazol, omeprazol): khi nghi ngờ có GERD
  • Thuốc chống viêm (alphachymotrypsin, Medrol) hoặc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ
  • Thuốc xịt họng làm giảm kích ứng

Có thể kết hợp thêm các loại siro ho nguồn gốc thảo dược.

Cần lưu ý: Tất cả các thuốc sử dụng phải được sự hướng dẫn kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

2.3. Theo dõi tái khám

Nếu ho kéo dài trên 1 tháng, kèm theo khàn tiếng, khó thở hoặc mất tiếng, nên tái khám để đánh giá vận động dây thanh, loại trừ tổn thương thần kinh.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá chức năng tuyến giáp và phát hiện sớm biến chứng sau phẫu thuật.

Kết luận

Ho sau phẫu thuật tuyến giáp là tình trạng thường gặp và phần lớn ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu do kích ứng vùng họng, thanh quản sau đặt ống thở trong quá trình gây mê. Việc xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và giảm thiểu khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

Để lại bình luận