3 điều cần “bỏ túi” về u tuyến giáp!

3 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ U TUYẾN GIÁP

TS. BS. Nguyễn Xuân HậuThs. BS. Nguyễn Xuân Hiền

Tuyến giáp là cơ quan có tỉ lệ mắc khối u khá thường gặp. Vậy u tuyến giáp là gì? Phân loại u tuyến giáp thế nào? Cần nắm rõ thông tin gì về u tuyến giáp? Hãy cùng MỔ TUYẾN GIÁP tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

U TUYẾN GIÁP LÀ GÌ?

Khái niệm U tuyến giáp dùng để đề cập đến sự phát triển bất thường tế bào tuyến giáp tạo thành khối u bên trong tuyến. Khối u có thể là khối đặc hoặc dạng nang, có thể làm thay đổi hình thái hoặc chức năng của tuyến giáp. Đặc biệt, khi mắc U giáp to chèn ép xung quanh gây khó thở, khó nuốt, nói khàn.

PHÂN LOẠI U TUYẾN GIÁP

U tuyến giáp có thể là các khối U lành tính hoặc ác tính. Tuy nhiên tỉ lệ mắc khối u ác hiếm hơn, chỉ khoảng 4 -7%. Và có tỉ lệ mắc ở nữ nhiều hơn nam.

U tuyến giáp cũng được chia làm 2 loại là đơn nhân và đa nhân dựa vào số lượng u. Đa nhân là loại u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ. Rất khó thấy u đa nhân khi khám lâm sàng mà thường siêu âm mới phát hiện được khối u đa nhân.

Ngoài ra U tuyến giáp còn được phân loại dựa trên sự bất thường của hormon. Khối U này có chức năng sản xuất hormon. Nếu sản xuất quá nhiều hormon gây nên cường giáp. Do vậy, nếu xuất hiện khối U làm rối loạn chức năng tuyến giáp thì cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tránh biến chứng nặng nếu không phát hiện sớm.

Tin vui với người bệnh chính là tỉ lệ chữa khỏi và tỉ lệ sống cao. Tỉ lệ điều trị thành công trung bình khoảng 90 – 95%. Song, chỉ thực sự thành công khi phát hiện sớm và thực hiện đúng kế hoạch điều trị.

ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP

Điều trị u tuyến giáp phụ thuộc kết quả chẩn đoán. U tuyến giáp nhân lành hay ác tính. U đặc hay lỏng. Và kích thước của nhân ra sao.

1. Nhân lành tính

Ung thư tuyến giáp và những điều cần biết
Siêu âm u tuyến giáp lành tính

Nếu nhân có kích thước nhỏ (đường kính khoảng 1 cm)

Việc điều trị trường hợp này tương đối dễ dàng. Chỉ cần theo dõi nhờ siêu âm và kết hợp chọc xét nghiệm tế bào khi cần thiết, không cần phải sử dụng thuốc hormon ví dụ levothyroxine. Trường hợp xấu, phát hiện tế bào ung thư hoặc thấy nhân to lên nhanh, khi đó bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Với nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3 cm)

Có nhiều phương pháp điều trị nhân giáp có kích thước trung bình ví dụ phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi, sóng cao tần, hoặc thậm chí theo dõi nếu u không gây ra triệu chứng gì

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu điều trị lấy bỏ triệt để khối u tức thời, có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ chẩn đoán chính xác ung thư hay lành tính, không cần phải theo dõi nhiều lần thì phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên. Trong tình huống này, các phương pháp phẫu thuật nội soi phù hợp để áp dụng nhằm lấy bỏ triệt để khối u giáp

Nhân lỏng (chứa dịch) 

Các u nang thường là lành tính, với những nang nhỏ không cần thiết phải tiến hành điều trị đặc hiệu. Nhưng trường hợp có kích thước lớn thì cần phẫu thuật.

Một số trường hợp nhân tuyến giáp lành tính có thể tự thoái triển và nhỏ đi. Đa số các nhân này tiến triển rất chậm. Người bệnh thường chung sống hòa bình với nó. Tuy nhiên, trường hợp u to, tái lại nhiều lần, người bệnh có thể điều trị phẫu thuật để đạt kết quả tốt

Điều trị u tuyến giáp ác tính
Phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

2. Nhân ác tính hoặc nghi ngờ ác tính

Khi phát hiện khối U giáp ác tính hoặc nghi ngờ ác tính, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và nên phẫu thuật sớm. Hiện tại phẫu thuật tuyến giáp bao gồm cắt bảo tồn hoặc toàn bộ tuyến giáp, phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Nếu bạn còn thắc mắc thông tin bệnh u tuyến giáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để được tư vấn.

MỔ TUYẾN GIÁP – KHOA UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

#motuyengiap

#trựcthuộcĐạihọcYHàNội

🏘Tầng 4 – Toà nhà A2 – bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hotline: 0878775588 – 091. 609. 86. 86

Chúc các bạn có sức khỏe viên mãn cùng  MỔ TUYẾN GIÁP !

Nguồn: http://motuyengiap.com/

Để lại bình luận