5 bài tập vận động sau mổ tuyến giáp

Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. BS. Nguyễn Xuân HậuThạc sĩ. Bác sĩ nội trú. Nguyễn Xuân Hiền

 

Mat sau copy

Tại sao cần phải tập cổ sau phẫu thuật?

Sau phẫu thuật tuyến giáp, việc tập cổ là rất quan trọng vì một số lý do sau:
1. Tăng cường sức mạnh cơ: Phẫu thuật có thể làm yếu cơ cổ và vai, do đó, tập luyện giúp phục hồi sức mạnh và khả năng hoạt động của các cơ này.
2. Cải thiện độ linh hoạt: Tập cổ giúp tăng cường tính linh hoạt và giảm cứng cổ, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc di chuyển và hoạt động hàng ngày.
3. Giảm đau: Việc tập luyện nhẹ nhàng có thể giúp giảm cảm giác đau hoặc khó chịu sau phẫu thuật.
4. Tăng cường tuần hoàn máu: Tập cổ có thể kích thích tuần hoàn máu đến vùng cổ, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
5. Ngăn ngừa biến chứng: Tập luyện đúng cách có thể giúp ngăn ngừa một số biến chứng như hạn chế vận động hoặc co cơ.
6. Tâm lý: Hoạt động thể chất nhẹ nhàng cũng có thể giúp nâng cao tinh thần, làm giảm lo âu và căng thẳng sau phẫu thuật.

Bài tập 1: Gập – ngửa cổ

Động tác gập – ngửa cổ sẽ giúp kéo giãn các cơ vùng cổ theo chiều dọc, hạn chế việc các dải xơ sau phẫu thuật hình thành.

Lưu ý:

  • Gập và ngửa cổ tối đa, hết tầm vận động (hết cỡ)
  • Giữ nguyên cổ khi gập hoặc ngửa hết cỡ từ 3-5 giây
  • Làm liên tục 10 – 15 lần
  • Không nên lo lắng về việc hở hoặc đứt vết mổ mà hạn chế việc vận động cổ

Bài tập 2: Xoay cổ sang 2 bên

Động tác xoay cổ sang 2 bên sẽ hạn chế dải xơ hình thành sau phẫu thuật

Lưu ý:

  • Xoay cổ hết cỡ sang 2 bên
  • Giữ nguyên cổ khi xoay ngang hết cỡ từ 3-5 giây
  • Làm liên tục 10 – 15 lần
  • Giữ nguyên vai trong khi tập động tác này

Bài tập 3: Nghiêng cổ

Động tác nghiêng cỗ sẽ giúp kéo giãn cơ ức đòn chũm, và thư giãn các cơ vùng cổ

Lưu ý:

  • Xoay cổ sang bên 45 độ sau đó nghiêng hết tậm vận động (hết cỡ)
  • Giữ nguyên cổ khi nghiêng từ 3-5 giây
  • Làm liên tục 10 – 15 lần

Bài tập 4: Di chuyển vai

Động tác di chuyển vai lên, xuống giúp giảm triệu chứng mỏi vai gáy sau phẫu thuật do tư thế ngửa cổ trong lúc phẫu thuật

Lưu ý:

  • Kết hợp xoay vai và đưa vai lên xuống
  • Làm liên tục 10 – 15 lần

Bài tập 5: Di chuyển tay

Tương tự động tác di chuyển vai, động tác di chuyển tay cũng góp phần giảm triệu chứng mỏi vai gáy sau phẫu thuật

Lưu ý:

  • Kết hợp xoay tay và đưa tay lên xuống
  • Làm liên tục 10 – 15 lần

Các lưu ý

  • Bắt đầu tập vận động cổ sau khi vết mổ ổn định
  • Không tập cổ và báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng sưng nóng đỏ vết mổ

Clip hướng dẫn

 

 

9 thoughts on “5 bài tập vận động sau mổ tuyến giáp

  1. Pingback: Khó Chịu Vùng Cổ Và Thay đổi Giọng Nói Do Sẹo Sau Phẫu Thuật Mổ Mở Tuyến Giáp - Mổ Tuyến Giáp

  2. Hồ Ngọc Huyền says:

    Chào bs Hậu ạ. E là BN a mổ nội soi tuyến giáp đường miệng cho từ 24.11 ạ. Tuy nhiên, sau khi mổ xong, e tập cổ đc ít và sau đó đi làm lại luôn nên cũng ko có thời gian và cũng quên ko tập. Giờ e bắt đầu tập lại có muộn quá ko ạ? Vì e cảm thấy cơ vùng cổ bị chảy xệ và nói hơi bị vướng ạ. E cám ơn a

  3. Hoàng thị thuỷ says:

    Em chào anh ạ. Em mổ đc một tháng tuyến giáp và vét hạch nên phải em tập rất nhiều nhưng sao em vẫn đau và cứng cổ khó có thể quay đc ạ.mỗi lần em quay cảm giác như rễ cây nhấc lên và rất rát ạ.em có đi siêu âm có những hạch chùm nổi lên. Em vẫn còn rất đau,10 ngày nữa em uống í ot.ở xa nên em không lên hà nội khám đc.nhờ a tư vấn,em cảm ơn ạ

    • Bác sĩ Hiền says:

      Như trường hợp của em cần vận động cổ đúng cách, giữ vững vai và ngửa gập tối đa nhé. Nếu không làm tối đa thì cũng sẽ dễ có cảm giác như em mô tả

  4. Nguyen hien says:

    Em mổ cổ được 3tháng rồi và ít khi tập ạ, em tập thì thấy vẫn hơi đau nhẹ vết mổ và sáng dậy cũng đau vết mổ và vai gáy nữa ạ, lâu dài có ảnh hưởng gì không ạ BS

    • Bác sĩ Hiền says:

      Em tập vận động ít nhất 6 tháng trở ra với các trường hợp vét hạch cổ nhiều và rộng thì sẽ ổn định dần. Ngoài ra nếu đau nhiều thì khám kiểm tra thêm để bác sĩ cho thêm 1 số thuốc nhé

Để lại bình luận