Rụng tóc và bệnh lý tuyến giáp

TS. BS. Nguyễn Xuân HậuThs. BS. Nguyễn Xuân Hiền

Tổng quan

Các rối loạn hormone tuyến giáp xuất hiện khi tuyến giáp (1) không sản xuất đủ hormone – suy giáp hoặc (2) sản xuất quá nhiều hormone – cường giáp.

Suy giáp, tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường, có thể gây ra nhiều triệu chứng: tăng cân, mệt mỏi. Nhiều bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của suy giáp mặc dù đã mắc bệnh nhiều tháng hoặc nhiều năm vì sự phát triển chậm của bệnh. Cường giáp, tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, có thể gầy sút cân hoặc hồi hộp, kích thích.

Cả cường giáp và suy giáp có thể gây nên tình trạng khô tóc, tóc dễ gãy – rụng, hoặc tóc thưa.

Một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng khô tóc và dễ gãy rụng do rối loạn tuyến giáp

Mối liên hệ giữa tuyến giáp và tóc

🌸 Bệnh lý tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc nếu không được điều trị đúng. Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về chu kỳ phát triển của tóc

  1. Tóc bắt đầu phát triển từ nang tóc trên da đầu.
  2. Mạch máu da đầu cấp máu cho nang tóc, giúp tế bào và tóc phát triển.
  3. Tóc phát triển lên phía trên và ra khỏi da đầu. Trong quá trình phát triển ra phía ngoài da đầu, chúng vượt qua các tuyến nhờn ở đây khiến chúng trở nên bóng và mềm mại hơn.
  4. Tóc sẽ phát triển sau đó rụng đi và 1 chu kỳ phát triển tóc mới lại bắt đầu.

toc copy

Khi tình trạng mất cân bằng hormone xảy ra, đặc biệt là hormone T3 và T4 của tuyến giáp, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn cơ thể: bao gồm cả sự phát triển tóc. Do đó, sau khi tóc rụng có thể không được thay thế bởi 1 chu kỳ phát triển tóc mới, dẫn tới tóc mỏng và thưa dần; thậm chí lông mày cũng có thể trở nên thưa hơn.

🌸 Một hiện tượng rung tóc khác là rụng tóc từng mảng cũng gặp ở một số bệnh nhân có rối loạn hormone tuyến giáp. Đây là bệnh lý tự miễn dịch các nang tóc bị hệ thống miễn dịch tấn công dẫn tới tóc không thể phát triển. Tình trạng rụng tóc từng mảng thường gặp ở các vùng khác nhau của cơ thể như da đầu, lông mi, lông mày,…. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra hói đầu. Một số bệnh tự miễn có thể gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng và có mối liên hệ với các bệnh lý tuyến giáp như hội chứng buồng trứng đa nang và lupus ban đỏ.

🌸 Một số thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp cũng có thể gây nên tình trạng tóc mỏng và thưa như thuốc kháng giáp trạng Carbimazole, propylthiouracil.

Các triệu chứng của rụng tóc liên quan đến bệnh lý tuyến giáp

  • Triệu chứng thường gặp là cảm thấy tóc mỏng đi. Đôi khi có thể gặp rụng tóc từng mảng hoặc hói đầu.
  • Thông thường có thể rụng khoảng 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu quá trình phát triển bình thường của tóc bị gián đoạn, các sợi tóc mới sẽ không được bổ sung, do đó tình trạng rụng tóc càng trở nên nghiêm trọng.
  • Một điều may mắn rằng tình trạng rụng tóc do các bệnh lý tuyến giáp thường xuất hiện tạm thời, nghĩa là có thể cải thiện khi nồng độ hormone tuyến giáp ổn định. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc cũng có thể xuất hiện ngay cả khi bắt đầu dùng thuốc để điều chỉnh hormone tuyến giáp, hiện tượng này thường liên quan đến vòng đời của tóc nhiều hơn do thuốc và tình trạng rụng tóc sẽ giảm dần theo thời gian.

Điều trị theo nguyên nhân

Các rối loạn tuyến giáp nhẹ thường không dẫn đến tình trạng rụng tóc và tóc mỏng. Với những tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ cần sử dụng thuốc để giúp bạn kiểm soát hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không đạt được sớm vì tóc cần có thời gian để phát triển (thường cần vài tháng)

Các thuốc có thể được sử dụng:

  • Levothyroxine (Suy giáp)
  • Propylthiouracil and methimazole (Cường giáp)
  • Beta blockers (Cường giáp)

Bác sĩ sẽ theo dõi hormone tuyến giáp trong khi bạn sử dụng thuốc. Một số rối loạn tuyến giáp cần thiết tiến hành phẫu thuật.

Điều trị hỗ trợ khác

Bổ sung sắt

Thiếu sắt cũng có thể gây tình trạng rụng tóc. Xét nghiệm sắt, ferritin, công thức máu để chẩn đoán xác định bệnh.

Thực phẩm chứa lượng sắt cao: Động vật có vỏ (trai, sò, ốc, …), cải bó xôi, gan, thịt đỏ, …

Bổ sung vitamin

Thiếu vitamin sau trong khẩu phần ăn cũng gây ra rụng tóc, mặc dù không có rối loạn tuyến giáp

  • Vitamins B7 (biotin) và vitamin nhóm B
  • Kẽm
  • Đồng
  • Vitamins C, E, và A
  • Coenzyme Q10

Các vitamin này có thể bổ sung trong các loại vitamin tổng hợp

Chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn hợp lý là chìa khóa cho sức khỏe của bạn.

  • Đối với bệnh nhân đang bổ sung canxi và levothyroxine: thuốc canxi nên được uống sau 4h từ lúc uống levothyroxine để thuốc được hấp thụ tốt nhất.
  • Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến sẵn (đường, thịt đỏ, thực phẩm chiên); caffeine và rượu đặc biệt ở bệnh nhân có tình trạng viêm tuyến giáp.

Bổ sung gừng và nghệ

Gừng và nghệ là những thực phẩm chống viêm có thể cải thiện chức năng nội tiết. Tuyến giáp của bạn là một phần của hệ thống nội tiết, vì vậy bổ sung gừng và nghệ có thể giúp điều chỉnh các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp.

Hotline: 08787755880916098686

Để lại bình luận