TS.BS. Nguyễn Xuân Hậu – Ths.BS. Nguyễn Xuân Hiền
Hệ thống bạch huyết là gì?
Hệ thống hạch có 2 vai trò chính:
- Chống lại tác nhân nhiễm khuẩn
- Dẫn lưu dịch từ các vùng của cơ thể
Hệ thống hạch được cấu tạo bởi hạch bạch huyết (hạch), mạch bạch huyết và các dịch bạch huyết
Hạch bạch huyết là các hạch rất nhỏ, hình quả đậu khu trú dọc theo các mạch bạch huyết. Có khoảng hơn 600 hạch bạch huyết trong cơ thể nhiều nhất tại vị trí vùng cổ, nách, bẹn, … .Các hạch này có vai trò như 1 chiếc máy lọc dịch bạch huyết, loại bỏ các vi khuẩn, vi rút, tế bào ung thư và các chất khác
Hệ thống mạch bạch huyết được cấu tạo bởi rất nhiều các mạch bạch huyết rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường. Chúng dẫn lưu dịch bạch huyết đến và đi khỏi hạch bạch huyết
Dịch bạch huyết là dịch di chuyển trong mạch bạch huyết. Chúng mang theo các tế bào đến hạch và giúp loại bỏ tác nhân nhiễm khuẩn cũng như các yếu tố xâm nhập khác.
Hạch bạch huyết xuất hiện sau phẫu thuật
Một số hạch bạch huyết xuất hiện sau phẫu thuật là phản ứng bình thường của cơ thể. Các hạch này có thể xuất hiện kéo dài đến 6 tuần sau phẫu thuật. Chúng thường xuất hiện đột ngột và biến mất từ từ. Đôi khi có thể đau tại vị trí nổi hạch khi ấn vào.
Hạch xuất hiện sau mổ tuyến giáp khi nào là hạch di căn?
Như đã đề cập đến ở trên, siêu âm sau mổ tuyến giáp có thể phát hiện 1 số hạch với tính chất sau được coi là lành tính
- Hạch hình bầu dục
- Hạch còn cấu trúc xoang hạch rõ
- Hạch có bờ đều, ranh giới rõ
- Tăng tưới máu rốn hạch, và ít ở ngoại vi
Tuy nhiên, những hạch có tính chất như sau được coi là hạch ác tính
- Hạch hình tròn
- Mất cấu trúc rốn hạch
- Hạch có bờ không đều, xâm lấn xung quanh
- Tăng tưới máu ngoại vi
- Hạch vi calci hoá, hạch nang hoá
Lưu ý: Một số trường hợp hạch kích thước nhỏ <5mm có thể khó đánh giá các tính chất kể trên có thể theo dõi hoặc tiến hành các xét nghiệm khác như chọc hút tế bào, chỉ điểm ung thư, PET/CT, … khi có yếu tố nghi ngờ để xác định khả năng ác tính của hạch