Theo dõi ung thư tuyến giáp thể nhú: sau điều trị

TS. BS. Nguyễn Xuân HậuThs. BS. Nguyễn Xuân Hiền

Việc theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú cần được tiến hành định kỳ và có sự phối hợp giữa bác sĩ phẫu thuật ung thư tuyến giáp, bác sĩ điều trị nội khoa.

Thông thường khoảng thời gian tái khám trong 2 năm đầu sẽ cách nhau mỗi 3 tháng. Tuỳ vào tình trạng bệnh và đáp ứng điều trị bác sĩ có thể kéo dài thời gian hẹn khám để giảm thiểu chi phí thăm khám cho người bệnh.

Theo dõi lâu dài ung thư tuyến giáp thể nhú

Mặc dù ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt song vẫn cần theo dõi sau điều trị.

98 thyroidvisual 92071511 m 0

Nếu bạn bị ung thư tuyến giáp thể nhú và đã hoàn thành tất cả các đợt điều trị, tất cả các chuyên gia về ung thư tuyến giáp đều khuyến khích theo dõi suốt đời vì ba lý do:

  • Đảm bảo nồng độ hormone tuyến giáp trong máu của bạn ở mức phù hợp! Có thể bạn không cần phải bổ sung hormone tuyến giáp, tuy nhiên với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú đã cắt tuyến giáp toàn bộ luôn cần bổ sung hormone tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp không được quá thấp hoặc quá cao so với nhu cầu cơ thể bạn. Nhu cầu hormone tuyến giáp của bạn có thể thay đổi trong các giai đoạn cuộc đời do nhiều lý do bao gồm tuổi tác, trọng lượng cơ thể, mang thai, v.v.
  • Để xác định chỉ số ung thư và thay đổi liều thuốc hormone cho phù hợp. Cần lưu ý rằng, việc sử dụng hormone trong ung thư tuyến giáp thể nhú không chỉ bổ sung lượng hormone thiếu hụt cho cơ thể, mà còn nhằm ức chế các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển (liệu pháp ức chế TSH). Các chỉ số này cần được đánh giá cùng với nồng độ Tg và anti-Tg qua các lần thăm khám.
  • Để xác định xem liệu bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú của bạn có tái phát hay không.

Một số thông tin cần cung cấp cho bác sĩ trong quá trình tái khám:

  • Tuổi chẩn đoán ung thư tuyến giáp
  • Giai đoạn bệnh sau mổ
  • Vị trí, số lượng hạch di căn sau phẫu thuật
  • Các phương pháp điều trị đã áp dụng: Phẫu thuật, iod phóng xạ (số lần uống xạ, liều xạ mỗi lần), xạ trị ngoài
  • Các chỉ số máu qua các lần thăm khám: Hormon (TSH, FT4), Tg, Anti-TG

Việc nhận biết sớm (chẩn đoán) tái phát sẽ nâng cao khả năng chữa khỏi và tỷ lệ sống sau điều trị ung thư của bạn. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp thể nhú tái phát là rất quan trọng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất thăm khám

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú đã hoàn thành điều trị, thời gian tái khám và kết quả xét nghiệm trong quá trình theo dõi ung thư tuyến giáp thể nhú phụ thuộc vào:

1) Tuổi của bệnh nhân khi họ được chẩn đoán.

2) Các phương pháp điều trị.

3) Vị trí tìm thấy ung thư tuyến giáp thể nhú trong cơ thể.

  • Tuyến giáp 
  • Tuyến giáp và hạch cổ
  • Các vị trí bên ngoài cổ (di căn xa)

4) Khả năng điều trị triệt căn (hết ung thư) qua các lần điều trị?

5) Giải phẫu bệnh, giai đoạn TNM của ung thư tuyến giáp thể nhú?

  • Kích thước khối ung thư tuyến giáp thể nhú?
  • Các tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú có hình ảnh như thế nào dưới kính hiển vi?
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú đã phát triển ra ngoài tuyến giáp hay không? Nếu có, nó đã phát triển vào đâu?
    • Cơ nằm trước tuyến giáp?
    • Đường thở (khí quản)?
    • Đường ăn (thực quản)?
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú có xâm lấn vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết không?
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú có xâm lấn vào thần kinh hoặc các cấu trúc lân cận khác không?

Những xét nghiệm nào nên được thực hiện

Việc theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú thường được các bác sĩ thực hiện 3 tháng một lần trong 1-2 năm đầu tiên và hàng năm sau đó nếu không có bằng chứng bệnh tái phát.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú nên được thực hiện các kiểm tra sau đây trong mỗi cuộc hẹn tái khám:

  • Khám sức khỏe
  • Siêu âm vùng cổ
  • Xét nghiệm máu

20200801 tacdungcuatuyengiap 2

Nồng độ T4 tự do (FT4)

Đây là dạng hormon tuyến giáp chủ yếu lưu hành trong máu. Xét nghiệm này cũng đánh giá trực tiếp hàm lượng thuốc hormone thay thế được sử dụng, levothyroxine.

TSH (Hormone kích thích tuyến giáp)

Chỉ số TSH phản ánh tình trạng hormon trong máu, đồng thời là thông số mục tiêu để duy trì liệu pháp ức chế tế bào ung thư. Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ có hướng dẫn về mức TSH trong máu cần được duy trì dựa trên nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp thể nhú. Nguy cơ đó có thể là nguy cơ thấp, trung bình hoặc cao và mỗi loại sẽ duy trì nồng độ TSH máu trong một phạm vi khác nhau.

  • Ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp, hướng dẫn của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ năm 2015 khuyến cáo rằng mục tiêu cho mức TSH ban đầu thường là 0,5 đến 2,0 mU/L, nằm trong giới hạn bình thường. Đối với một số bệnh nhân, mục tiêu là 0,1 đến 0,5 mU/L, thấp hơn hoặc gần mức thấp nhất của giới hạn bình thường.
  • Ở những bệnh nhân có nguy cơ trung bình, mục tiêu TSH ban đầu là 0,1 đến 0,5 mU/L. Mục tiêu này có thể thay đổi thành mức TSH bình thường sau khi theo dõi lâu dài và không phát hiện được tái phát.
  • Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao, liều hormone tuyến giáp ngoại sinh sẽ đủ cao để ức chế hormone kích thích tuyến giáp (TSH) dưới mức bình thường. Mục đích là ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú đồng thời cung cấp hormone tuyến giáp cần thiết cho cơ thể. Lúc đầu, mức TSH có thể sẽ bị giảm xuống dưới 0,1 mU/L. Mức độ sau đó có thể thay đổi từ 0,1 đến 0,5mU/L, tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể bạn với phương pháp điều trị và thời gian.

Thyroglobulin

Thyroglobulin là một loại protein được sản xuất bởi các tế bào tuyến giáp (cả tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú và tế bào bình thường). Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, thyroglobulin có thể được sử dụng như một “chất chỉ điểm ung thư”. Nồng độ của nó phải càng thấp càng tốt. Đôi khi nồng độ được gọi là “không thể phát hiện”. Sau khi phẫu thuật, bạn có điều trị hoặc không điều trị iod phóng xạ, có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để số lượng Thyroglobulin giảm xuống 0 hoặc không thể phát hiện được

Nồng độ thyroglobulin định lượng được chỉ ra rằng tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc tế bào tuyến giáp bình thường vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Tùy thuộc vào mức độ thyroglobulin trong máu của bạn, bác sĩ có thể muốn theo dõi bạn chặt chẽ hơn bằng các xét nghiệm hoặc chụp cắt lớp khác và/hoặc kê đơn điều trị bổ sung.

Tùy từng thời điểm, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp đo gọi là “Thyroglobulin kích thích”. Điều này có nghĩa là TSH của bạn tăng cao, do ngừng sử dụng hormone tuyến giáp hoặc bằng cách tiêm thuốc có tên là Thyrogen, và sau đó đo Thyroglobulin của bạn. Xét nghiệm Thyroglobulin có thể chính xác hơn khi mức TSH tăng cao.

Kháng thể kháng thyroglobulin

Sự hiện diện của các kháng thể thyroglobulin làm cho ảnh hưởng đến việc sử dụng Thyroglobulin là công cụ theo dõi ung thư tuyến giáp thể nhú tái phát

20200306 084111 398333 ky thuat sieu am tumax 1800x1800 1

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ tái phát ung thư cao có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung bao gồm

Chụp xạ hình bằng iod phóng xạ

Quá trình này thường được thực hiện khi nồng độ TSH trong máu tăng cao. Mức TSH tăng cao có thể đạt được bằng cách dừng sử dụng hormone tuyến giáp làm cho bệnh nhân bị suy giáp hoặc bằng cách cho bệnh nhân tiêm Thyrogen. Cần có chế độ ăn kiêng iod trong ít nhất hai – ba tuần trước khi thực hiện. 

Chụp cắt lớp vùng cổ và hoặc ngực

Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ được thực hiện cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú đã được phẫu thuật hoặc giải phẫu bệnh cho thấy nguy cơ tái phát cao ở những vị trí mà siêu âm hạn chế. Bao gồm thanh quản, khí quản và thực quản cũng như các cấu trúc sâu hơn ở cổ và bên dưới xương đòn hoặc lồng ngực.

Chụp PET/CT

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú tiến triển xâm lấn tại chỗ
  • Di căn xa
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú tái phát
  • Nồng độ Thyroglobulin tăng đáng kể trên mức dự đoán
  • Khi xác định có ung thư tái phát nhưng không phát hiện được Thyroglobulin.

Chụp MRI

Chụp MRI đặc biệt có lợi cho việc kiểm tra não và cột sống khi đã có tiền sử hoặc lo ngại về sự di căn của ung thư tuyến giáp thể nhú đến những vị trí đó. Phương pháp này có ưu điểm là không sử dụng tia bức xạ nào và thường được sử dụng với chất cản từ tiêm tĩnh mạch là gadolinium. Không có iod trong gadolinium và do đó nó không ảnh hưởng tới việc chụp iod phóng xạ.

 

MỔ TUYẾN GIÁP – KHOA UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

#motuyengiap

#trựcthuộcĐạihọcYHàNội

🏘Tầng 4 – Toà nhà A2 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hotline: 0878.77.55.88         0916098686

Fanpage: Mổ Tuyến Giáp – Khoa Ung Bướu – Đại Học Y Hà Nội

Chúc các bạn có sức khỏe viên mãn cùng  MỔ TUYẾN GIÁP !

Nguồn: http://motuyengiap.com/

1ava anh hauTS. BS. Nguyễn Xuân Hậu

2020 08 02 192241 Ths. BSNT. Nguyễn Xuân Hiền

 
 

Để lại bình luận